'Xẻ thịt' đồi đất ven hồ sông Dinh (Bình Thuận): Khai thác trộm đất vườn của người dân
Sau 2 năm tổ chức thành công, vòng loại khu vực Tây Nam bộ TNSV đã trở thành tâm điểm chú ý của giới sinh viên và nhận được sự quan tâm đặc biệt của các trường ĐH tại khu vực ĐBSCL. Minh chứng rõ nét nhất chính là số lượng đội bóng tham gia tăng gấp đôi so với mùa giải đầu tiên. 8 cái tên sẽ cùng nhau tranh tài ở mùa này gồm: Trường ĐH Trà Vinh, Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Đồng Tháp, Trường ĐH Tây Đô, Trường ĐH FPT Cần Thơ, Trường ĐH Cửu Long, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long và Trường ĐH Nam Cần Thơ. Trong đó, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long và Trường ĐH Đồng Tháp hứa hẹn mang đến luồng gió mới cho giải đấu khi lần đầu góp mặt.So với những khu vực khác, vòng loại khu vực Tây Nam bộ được đánh giá là khắc nghiệt nhất khi chỉ có 1 suất vào VCK. Đặc biệt, các trận cầu nảy lửa sẽ diễn ra trên SVĐ Cần Thơ (P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), nơi sở hữu mặt sân cỏ đạt chuẩn quốc gia cùng 4 khán đài hơn 30.000 chỗ ngồi.Tại khu vực Tây Nam bộ mùa giải này, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long và Trường ĐH Đồng Tháp dù là tân binh nhưng đều có sự chuẩn bị rất chu đáo. Nếu như Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long chi hàng trăm triệu đồng để rèn quân thì Trường ĐH Đồng Tháp đã thuê hẳn HLV người nước ngoài. Trong khi đó, những đội bóng "quen thuộc" như Trường ĐH Tây Đô, Trường ĐH Cửu Long, Trường ĐH FPT Cần Thơ, Trường ĐH Nam Cần Thơ cũng đầy khát khao được góp mặt ở VCK.Riêng với Trường ĐH Cần Thơ, sau khi để vuột mất tấm vé vào VCK năm 2024 vào tay Trường ĐH Trà Vinh, chắc chắn năm nay thầy trò HLV Châu Đức Thành rất quyết tâm lấy lại vị thế số 1 khu vực của mình. Cũng vì vậy, hành trình bảo vệ "ngôi vương" 2024 khu vực miền Tây của Trường ĐH Trà Vinh sẽ nhiều gặp chông gai khi số đội tham gia năm nay gia tăng, các đội đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tham vọng lớn hơn.Ngoài điều kiện sân bãi đã sẵn sàng, vòng loại khu vực Tây Nam bộ TNSV THACO cup 2025 đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ rất lớn từ Ban giám đốc Công an TP.Cần Thơ trong việc chỉ đạo, phân công lực lượng đảm bảo an ninh, trật tự. Cùng với đó là sự hỗ trợ của Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ trong công tác đảm bảo y tế suốt giải đấu. Ông Trương Công Quốc Việt, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL TP.Cần Thơ, chia sẻ: "Đến nay, tất cả các khâu đã sẵn sàng cho 15 trận đấu vòng loại khu vực Tây Nam bộ khởi tranh từ ngày 8 - 17.1. Số lượng đội đăng ký tham dự tăng chứng tỏ sức hút của giải đấu ngày càng lớn. Ngành thể dục thể thao TP.Cần Thơ rất vui mừng khi được đồng hành cùng Báo Thanh Niên trong sự kiện ý nghĩa này".Mẹo Copy/Paste văn bản giữa iPhone và PC
Theo anh Phương, từ khi giao dịch thương mại điện tử phát triển, nhiều cửa hàng thời trang rơi vào cảnh ế khách. Song, tình hình kinh tế khó khăn, người dân chắt chiu chi tiêu, đồng thời giá thuê mặt bằng cao nên nhiều chủ shop gặp gánh nặng kinh doanh.
Toan tính của Trung Quốc khi đầu tư vào Afghanistan
Trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, sự kiện AEON EKIDEN 2023 đã khép lại thành công năm thứ hai tổ chức, được kì vọng trở thành hoạt động thường niên của Aeon Việt Nam với mục tiêu nhằm làm giàu trải nghiệm cho cộng đồng và lan tỏa những nét đẹp của văn hóa hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản.
Tấm hình do FIFA World Cup đăng tải được ghép từ các hình ảnh đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup các năm 2008, 2018 và mới nhất là kỳ AFF Cup 2024 cùng dòng chú thích: "Những kí ức ngọt ngào của một thời và mãi mãi". Đáng chú ý, Duy Mạnh là người xuất hiện ở 2 trong số 3 tấm ảnh khoảnh khắc vô địch này. Ngoài Duy Mạnh, còn có Tiến Linh, Quang Hải, Bùi Tiến Dũng và Văn Toàn cũng đã có 2 lần được nâng cao chiếc cúp danh giá. Hiện bài đăng này đã nhận được hơn 68.000 lượt yêu thích cùng hàng trăm bình luận. Bên dưới phần bình luận, FIFA World Cup còn "thả meme" tấm hình Duy Mạnh hôn Tuấn Hải sau bàn mở tỷ số ở chung kết lượt về. Trong suốt hành trình vừa qua của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup, FIFA World Cup cũng thường xuyên đăng tải hình ảnh vui nhộn của các tuyển thủ kèm những lời khen rất trending theo đúng phong cách giới trẻ Việt Nam. Bên dưới phần bình luận, nhiều người dùng mạng xã hội cũng bày tỏ sự hoài niệm với những kỷ niệm đẹp của bóng đá Việt Nam. Trận chung kết AFF Cup 2008 giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Thái Lan là một cột mốc đáng nhớ trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Trước đó, Việt Nam từng vào chung kết Tiger Cup 1998 nhưng không giành được chức vô địch. Đối đầu với Thái Lan, đội bóng được coi là "nỗi ám ảnh" của bóng đá Việt Nam thời bấy giờ, luôn là thử thách lớn.Trong trận lượt đi tại sân Rajamangala, Việt Nam giành chiến thắng 2-1 với các bàn thắng của Công Vinh và Vũ Phong; Thái Lan rút ngắn tỷ số nhờ pha lập công của Ronnachai. Trận lượt về trên sân Mỹ Đình, Teerasil Dangda mở tỷ số cho Thái Lan ở phút 21, tạo áp lực lớn lên đội chủ nhà. Tuy nhiên, phút 94, từ đường chuyền của Minh Phương, Công Vinh đánh đầu ngược, ghi bàn gỡ hòa 1-1. Kết thúc hai lượt trận, Việt Nam thắng chung cuộc 3-2, lần đầu tiên đăng quang AFF Cup.Chiến thắng này gắn liền với HLV Henrique Calisto và sự tỏa sáng của các cầu thủ như Công Vinh, Dương Hồng Sơn, Minh Phương, Tài Em, cùng nhiều tên tuổi khác. Người hâm mộ Việt Nam đã có một đêm ăn mừng đáng nhớ, tràn ngập niềm vui và tự hào.Dưới sự dẫn dắt tài tình của HLV Park Hang-seo, đội tuyển Việt Nam đã thể hiện phong độ xuất sắc tại AFF Cup 2018, vượt qua hàng loạt đối thủ mạnh để giành ngôi vương khu vực Đông Nam Á.Hành trình chinh phục chức vô địch bắt đầu tại vòng bảng, nơi đội tuyển ghi dấu bằng những chiến thắng quan trọng trước Lào, Malaysia, Campuchia và một trận hòa kịch tính với Myanmar. Tiến vào vòng bán kết, Việt Nam chạm trán Philippines và xuất sắc đánh bại đối thủ sau hai lượt trận để ghi tên mình vào trận chung kết với Malaysia.Trong trận chung kết lượt đi tại Bukit Jalil, Việt Nam cầm hòa Malaysia với tỷ số 2-2, tạo lợi thế lớn trước khi trở về sân nhà. Tại Mỹ Đình, Nguyễn Anh Đức đã ghi bàn thắng quyết định, mang về chiến thắng 1-0 cho đội tuyển, giúp Việt Nam giành ngôi vô địch với tổng tỷ số 3-2 sau hai lượt trận.Chức vô địch này không chỉ là niềm tự hào to lớn của người hâm mộ, mà còn khẳng định vị trí của bóng đá Việt Nam trên đấu trường khu vực. Nguyễn Quang Hải, người được vinh danh là cầu thủ xuất sắc nhất giải, đã để lại ấn tượng mạnh mẽ và ghi dấu trong lòng công chúng. Nếu như 2 lần trước, Việt Nam đều nâng cúp trên sân nhà thì đến lần gần nhất, đội tuyển đã thắng lợi vẻ vang cả trên sân khách. Năm 2024, đội tuyển Việt Nam đã trải qua một hành trình ấn tượng để giành chức vô địch ASEAN Cup, đánh dấu lần thứ ba lên ngôi tại giải đấu khu vực. Dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik, đội tuyển thể hiện phong độ xuất sắc với chuỗi 7 trận thắng và 1 trận hòa, không để thua trận nào trong suốt giải đấu.Thành công này là sự đóng góp công sức của toàn đội nhưng để nói ai là người ghi dấu ấn mạnh mẽ nhất thì chắc chắn phải là HLV Kim Sang-sik và tiền đạo Nguyễn Xuân Son - những người mới của đội tuyển Việt Nam. Trong khi chiến lược gia người Hàn Quốc gây ấn tượng bởi những quyết định mạnh tay trong việc lựa chọn nhân sự, thay đổi người hợp lý và chiến thuật tổng thể, chiến thuật cụ thể cho từng trận vô cùng chặt chẽ thì Xuân Son - tiền đạo nhập tịch lại gây "sốt" toàn Đông Nam Á với phong độ không thể ngăn cản. Anh ghi bàn tằng tằng, kiến tạo như cơm bữa và ẵm luôn 2 danh hiệu cá nhân quan trọng của giải là "vua phá lưới" và "cầu thủ xuất sắc nhất giải". Điều đáng tiếc là Xuân Son gặp chấn thương nặng ở trận chung kết lượt đi và sẽ phải vắng mặt trên sân đấu trong thời gian khá dài. Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Vietnam Beauty Business Awards 2022 diễn ra hoành tráng
Trong khoảng thời gian đó, những trẻ khác ùa chạy đi trốn, nấp đâu đó càng kín càng tốt. Khi đọc đến con số 100 thì trẻ mở mắt ra và bắt đầu đi tìm bạn, ai bị phát hiện đầu tiên là bị thua. Đếm đủ con số như thế, lâu lắm, có trẻ láu cá đọc tắt cho nhanh để khi mình mở mắt ra thì các bạn vẫn chưa kịp trốn. Câu đó như sau: "Một đôi, hai đắn, ba thìn, chín chăn, chẵn chục". Thời nhỏ, tôi đã chơi trốn - tìm và nay con tôi cùng trẻ con hàng xóm cũng thế. Năm tháng đi qua, mãi hơn 60 năm sau, nhờ đọc Phan Khôi di cảo - bản thảo chưa đầy đủ (NXB Trí Thức - 2021) do các con của cha đẻ Tình già biên soạn, tôi mới biết chi tiết này: "Trẻ con ta có trò chơi đánh chắt. Dùng những que tre mà đánh, là đánh chắt que; dùng những hòn sỏi mà đánh, là đánh chắt chuyền. Đây không nói cách đánh như thế nào, chỉ nói khi đánh xong một bàn, đếm những que tre hay hòn sỏi đã chiếm được để định ăn thua, thì trẻ con ở Trung và ở Bắc đếm có khác nhau nhưng lại giống nhau ở một chỗ rất lạ. Trẻ con ở miền Trung đếm: "Một đôi, hai đắn, ba thìn, chín chăn, chẵn chục". Trẻ con ở miền Bắc đếm: "Một chắt, hai choi, ba chòi, chín chủ, chẵn chục" (tr.216-217).Trò chơi này, sở dĩ gọi chắt/đánh chắt bởi bản thân chắt/hòn chắt có nghĩa là "hòn nhỏ nhỏ như viên đạn" (Đại Nam quấc âm tự vị, 1895), "Một trò chơi của trẻ con, một tay vừa nhặt vừa tung vừa hứng" (Việt Nam tự điển, 1931); hiện nay tên gọi phổ biến là "chuyền thẻ", có nơi còn gọi "đánh nẻ".Rõ ràng, cách đọc tắt trong trò chơi trốn - tìm đã có từ xưa lắm, ít ra đã có trước năm 1958 là năm ông Phan Khôi viết bài này. Ở đây, khi xét về chữ nghĩa ta thấy gì? Muốn thấy gì, trước hết cần phải tìm hiểu nghĩa của các từ đó."Một đôi" thì dễ hiểu rồi, không cần dài dòng gì thêm. "Hai đắn" thì "đắn" là gì? Tự bản thân từ này không có nghĩa, phải đi chung với từ khác, chẳng hạn Truyện Kiều có câu: "Đắn đo cân sắc cân tài/Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ". Kể ra cái lối "mua người" ngày xưa cũng lạ, chẳng những cô ấy có nhan sắc mà còn phải biết "cầm kỳ thi họa đủ mùi ca ngâm" thì càng cao giá.Còn "ba thìn" thì sao? "Thìn" là từ Việt cổ có nghĩa là "sửa sang, răn, giữ", theo Đại Nam quấc âm tự vị (1895), chẳng hạn Thiên Nam ngữ lục có câu: "Thìn lòng tích đức tu nhân/Bụt trời đã biết, quỷ thần đã hay". Về tâm lý con người, không phải bây giờ mà hàng trăm năm trước, cụ Nguyễn Trãi đã nhìn ra:Dắng dỏi bên tai tiếng quản huyền,Lòng xuân nhẫn động ắt khôn thìn.Xuân xanh chưa dễ hai phen lại,Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên."Nhẫn" nghĩa là đến, cho đến. Chí lý thật, có lúc nghe tiếng sáo, tiếng đàn (quản huyền) trong không gian, cảnh vật mà mình yêu thích ắt khó giữ lòng mà xao động, xao xuyến, rồi cảm thấy tiếc xuân xanh đã qua. Đã qua thời tuổi trẻ. Chỉ còn là cảm xúc bùi ngùi. Sực nghĩ, "Tiếng đưa hiu hắt bên lòng/Buồn ơi! Xa vắng, mênh mông là buồn" của Thế Lữ cũng là lúc nghe Tiếng sáo Thiên Thai nên khiến "Lòng xuân nhẫn động ắt khôn thìn" là vậy.Rồi, "chín chăn" nghĩa là gì?Ta thử đặt giả thuyết từ "một đôi" là 2, "hai đắn" là 4, ắt "ba thìn" là 6, vậy "chín chăn" cũng nằm trong cách tính này? Không, "chín chăn" trong ngữ cảnh này chính là chẵn/chín chẵn, do cách phát âm nhanh nên đã lướt bỏ dấu ngã trở thành "chăn". Chẵn là trọn, đủ, không lẻ, không thừa, không thiếu, đủ cặp, không so le, còn có cách nói chẵn chòi, chẵn bon. "Chín chăn" xác định, quả quyết chính xác là 9. Suy luận này hợp lý bởi kết thúc câu này là "chẵn chục" tức là 10. Theo nhà ngôn ngữ học Lê Ngọc Trụ, "chục" là tiếng Việt chuyển gốc Hán-Việt: "Chục: số vật mười món, hoặc có hơn (tùy vùng) < thốc (sum họp, một bụi - giọng Quảng Đông: chục)". Ca dao có câu: Bảy với ba, anh kêu rằng một chụcTam tứ lục, anh tính cửu chươngBảy cộng ba đúng là 10, là chục. Cách gọi "chẵn chục" đến nay vẫn còn phổ biến, còn gọi chục trơn, chục chẵn. Dù biết chắc là vậy nhưng chắc gì chục là 10?Ta có thể kiểm chứng trong đời thường lẫn tác phẩm văn học, chẳng hạn, khi viết Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, nhà văn Nguyễn Hiến Lê có kể khi đến "Tân An, một châu thành nằm ở ven Đồng Tháp", lúc đi chỗ ăn sáng: "Anh Bình nhất định lựa tiệm ở gần chợ vì anh vốn ưa cảnh náo nhiệt, thích nhìn người ta đi lại, mua bán. Anh mua một trái dưa hấu và một chục quít, ngạc nhiên lắm khi thấy cô hàng đếm cho anh mười hai trái. Anh cầm hai trái trả lại: "- Cô đưa thừa cho tôi. Tôi mua có một chục thôi mà". Cô hàng nghe giọng là lạ của anh, mỉm cười, đẩy hai trái quít về phía anh: "- Thầy mua một chục thì tôi đếm một chục đó". Anh Bình chẳng hiểu gì cả, tôi phải giảng: "- Ở miền này trái cây như quít, mận thì một chục là mười hai trái. Có tỉnh một chục mười bốn hay mười sáu kia". "- Lạ nhỉ! Một chục mười sáu trái. Thế thì có ông thánh hiểu".Chi tiết này đã phản ánh tính cách rộng rãi, hào phóng của người miền Nam. Anh Bình ngạc nhiên là phải bởi anh từ ngoài Bắc vào, không sinh sống nơi này.Với các phân tích, dẫn chứng vừa nêu, tóm lại, ta vẫn không hiểu rõ nghĩa các từ liên quan đến số đếm trong trò chơi của con trẻ ngày xưa. Không những thế, ta còn còn ngắc ngứ với bài đồng dao này: "Mồng một lưỡi trai/Mồng hai lá lúa/Mồng ba câu liêm/Mồng bốn lưỡi liềm/Mồng năm liềm giật/Mồng sáu thật trăng/Mười rằm trăng náu/Mười sáu trăng treo/Mười bảy sảy giường chiếu/Mười tám rám trấu/Mười chín đụn dịn/Hăm mươi giấc tốt/Hăm mốt nửa đêm…". Với câu "Mười chín đụn địn", có bản ghi "đụn dịn". Bài đồng dao này mô tả hình thù mặt trăng qua các ngày, đại khái, đêm 17 trăng lên vào lúc người ta "sảy giường chiếu" là chuẩn bị ngủ, đêm 18 trăng mọc là lúc lửa ủ trong bếp đã "rám trấu"... Thế, đêm 19 "đụn địn/đụn dịn" thì hiểu thế nào đây?Chịu. Từ "chịu" này, ta lặp lại một lần nữa khi nghe đến từ "đí địn". Trong tập sách Người Việt nói tiếng Việt (NXB TH TP.HCM - 2023), nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Thọ cho biết văn cảnh xuất hiện của từ này: "Chuyện rằng có một chị vợ cực đoảng. Một hôm anh chồng bắt được một con ba ba, giao cho vợ làm bếp rồi đi làm đồng, bụng chắc mẩm chiều về có mồi ngon sẽ rủ bạn lai rai vài xị đế. Chị vợ thả con ba ba vào nồi, bỏ thêm vào đó vài ngọn rau mùng tơi rồi bắc lên nấu trên bếp củi. Trong khi chị lúi húi vo gạo thì con ba ba thấy nước nóng lên, nó bèn bò ra khỏi nồi rồi đi mất. Chị vợ đoảng vo gạo xong, mở vung nồi canh xem thử. Chị ta lấy đũa khoắng, nhận ra rau mùng tơi vẫn chưa kịp chín, nhưng ba ba đâu thì chẳng thấy. Chị ta cứ bần thần ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi đi đến kết luận: "Mùng tơi chưa chín, đí địn đã tan".Dám nói rằng, những từ vừa nêu ra chẳng ai có thể giải thích nổi nghĩa của nó. Riêng cách nói về số đếm trong trò chơi đánh chắt, ta còn thắc mắc vì sao ở miền Trung, từ "3/ba thìn" lại nhảy qua "9/chín chăn", cũng như ở miền Bắc từ "3/ba chòi" lại vọt đến "9/chín chủ"? Cách nói này hoàn toàn không ngẫu nhiên mà đã vận dụng, phổ biến trong tục ngữ, ca dao, thí dụ: "Thằng Bờm có cái quạt mo/Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu", "Ba bể chín châu", "Ba bị chín quai mười hai con mắt"… Ông Phan Khôi thừa nhận: "Tôi nghĩ mãi mà không hiểu". Rồi ông nêu ý kiến: "Hoặc giả câu trẻ con nói đó có cái lý gì sâu kín về số học hay toán học mà mình không biết. Còn như bảo thứ đó trẻ con bạ đâu nói đấy, hơi đâu mà tìm hiểu cho mệt trí, thì tôi không dám" (SĐD, tr.217).Bạn cũng nghĩ thế chăng?Vâng, tôi cũng nghĩ thế. Và xét ra trong ngày xuân ngày tết, chúng ta cùng bàn về vài từ "bí hiểm" đâu phải không có ích khi cùng tìm về tiếng Việt.